Dân gian từ lâu đã sử dụng nhiều loại trà thảo mộc có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm nồng độ axit uric ở bệnh nhân gout hiệu quả. Vậy, người bệnh gout nên uống loại trà nào thì tốt? Câu trả lời sẽ có trong bài viết của Sống khỏe 24h ngày hôm nay.
Uống trà thảo mộc có tác dụng gì?
Trà thảo mộc là các loại trà có nguyên liệu từ các cây cỏ thiên nhiên. Trà thảo mộc thường có vị thanh mát, tính lành. Mang lại những lợi ích tích cực đối với cơ thể.
Một số lợi ích khi uống trà thảo mộc như:
- Tác dụng chống oxy hóa: Một số loại trà, đặc biệt là trà xanh, kim ngân, cúc hoa,… có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, loại bỏ gốc tự trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư, giảm quá trình lão hóa của cơ thể.
- Tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan và giúp bảo vệ gan trong các loại thảo mộc như actiso, hạ khô thảo, kim ngân hoa,..
- Tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, virus, nấm
- Chống viêm
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Một số loại trà thảo mộc có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ bài tiết, giúp tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể quả đường tiết niệu. Thời gian sử dụng thường lâu dài.
5 loại trà tốt cho người bệnh gout
Một số loại trà có hoạt tính chống viêm và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Bạn có thể tham khảo 5 loại trà dưới đây:
Trà hoa bồ công anh
Bồ công anh còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây rau lưỡi cày, cây mũi mác, diếp trời,… Cây thường mọc hoang ở các tỉnh miền bắc nước ta.
Rễ cây bồ công anh có chứa axit kynurenic, đây là một amino axit giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm khớp, làm dịu các cơn viêm đau rất tốt. Uống trà bồ công anh mỗi ngày giúp giải độc gan và tăng sức đề kháng của cơ thể.
Mặc dù đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về tác dụng, nhưng uống trà bồ công anh có thể giúp kiểm soát tốt lượng axit uric của cơ thể.
Bạn có thể hái rễ cây, lá cây rửa sạch và phơi khô. Sau đó bảo quản ở trong túi nilon để sử dụng dần. Mỗi lần lấy 20 – 40g sắc lấy nước uống. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà có thể thêm đường vào cho dễ uống.
Trà râu ngô
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình . Mang lại tác dụng lợi tiểu, mát gan, thanh lọc cơ thể. Vì vậy, uống trà râu ngô có tác dụng rất tốt, giúp người bệnh gout tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
Người bệnh có thể lấy khoảng 50g râu ngô rửa sạch, đun với cùng 1,5l nước uống hàng ngày.
Trà tía tô
Ngoài cách ngâm chân bằng lá tía tô thì người bệnh gout có thể sử dụng trà lá tía tô để cải thiện tình trạng bệnh. Trong lá tía tô có chứa tinh dầu, có tác dụng giảm đau, giảm viêm khi cơn gout tái phát.
Người bệnh có thể lấy lá tía tô rửa sạch, phơi khô. Sau đó hãm lấy nước uống như hãm trà.
Trà húng quế
Húng quế là một loại cây quen thuộc, còn được sử dụng như một loại rau ăn kèm trong các món ăn của người Việt. Tuy nhiên, ít lại biết rằng loại cây này có tác dụng giảm viêm khớp, bảo vệ gan và kháng lại vi khuẩn.
Cách pha trà húng quế như sau: Lá húng quế rửa sạch, ngâm muối để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Cho húng quế vào cốc và đổ nước sôi vào, để khoảng 10 phút là bạn có thể dùng.
Trà mã đề
Mã đề là một vị thuốc quen thuộc với tác dụng lợi tiểu, trị sỏi thận, viêm gan cùng nhiều công dụng hữu ích khác. Do có tác dụng lợi tiểu nên mã đề có khả năng làm tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, giúp giảm nồng độ axit uric máu ở người bệnh gout.
Tuy nhiên, mã đề là thảo dược có tính mát, lạnh nên cần chú ý về liều lượng. Đồng thời, những người có thể chất hàn hoặc mắc bệnh dạ dày thì không nên sử dụng.
Cách pha trà mã đề khá đơn giản, người bệnh có thể thực hiện như sau: Mã đề rửa sạch, phơi khô. Lấy khoảng 10g cho vào nước đun khoảng 5 phút và uống thay trà.
Ngoài 5 loại trà trên, người bệnh còn có thể tham khảo các loại trà khác cũng rất tốt cho người bệnh gout như trà trần bì, trà xanh, trà rau diếp cá, trà bách hợp,…
Một số lưu ý cho người bệnh gout khi sử dụng các loại trà
Trong quá trình sử dụng các loại trà thảo dược tốt cho bệnh gout này, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn nguồn nguyên liệu trà sạch, đảm bảo chất lượng
- Trong quá trình sử dụng trà cần kết hợp cả chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý như: Không uống rượu bia, Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu purin ( như thịt đỏ, hải sản, trứng lộn, …), xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Thông báo với bác sĩ biết khi cần kết hợp thuốc tây và uống trà. Vì một số loại trà có thể làm giảm tác dụng của thuốc, làm thuốc mất tác dụng hoặc làm tăng độc tính.
- Tác dụng của các loại trà có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và tình trạng bệnh.
Trên đây là TOP 5 loại trà thảo mộc tốt cho người bệnh gout mà Sức khỏe 24h chia sẻ với bạn đọc. Chúc bạn sức khỏe!