Acid uric tăng cao – Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gout

Acid uric là một trong những sản phẩm chuyển hóa từ purin, xảy tự nhiên trong cơ thể con người. Tình trạng tăng acid uric cao xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa purin hay rối loạn đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gout.

Acid uric tăng cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gout
Acid uric tăng cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gout

Acid uric là gì?

Theo Wikipedia, Acid uric ( axit uric ) là một hợp chất dị vòng. Nó tạo thành các ion, muối và là một thành phần của nước tiểu. Nồng độ axit uric trong máu cao có thể dẫn đến bệnh gout ( bệnh gút ) và có liên quan đến các tình trạng y tế khác, bao gồm bệnh tiểu đường và sự hình thành sỏi mật.

Có 2 nguồn acid uric nội sinh và ngoại sinh. Khi acid uric được tạo ra từ thực phẩm mà con người tiêu thụ như thịt, cá thì được gọi là acid uric ngoại sinh. Mặt khác, khi các tế bào bị chết thì sẽ chuyển hóa thành acid uric nội sinh.

Sau khi được tạo ra, acid sẽ được vận chuyển trong máu và đi qua thận. Thận là con đường chính đào thải acid dư thừa ra khỏi cơ thể.

Nguyên nhân khiến nồng độ acid uric cao

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới Acid Uric tăng cao
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới Acid Uric tăng cao

Đa phần, nồng độ axit uric cao xảy ra khi thận không loại bỏ lượng dư thừa hiệu quả.  Các yếu tố có thể gây ra nồng độ axit uric tăng cao trong máu bao gồm:

  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu bằng cách cản trở sự thanh thải của thận.
  • Uống quá nhiều rượu
  • Di truyền
  • Suy giáp
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Niacin, hoặc vitamin B-3
  • Béo phì
  • Bệnh vẩy nến
  • Chế độ ăn giàu purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản và các loại thực phẩm khác
  • Suy thận
  • Hội chứng ly giải khối u (đây là một biến chứng chuyển hóa có sự phóng thích nhanh của các tế bào vào máu do ung thư hoặc do hóa trị liệu ung thư)
  • Nhịn ăn hoặc giảm cân nhanh chóng có thể gây tăng tạm thời acid uric

Ngoài ra, bạn có thể được theo dõi nồng độ axit cao khi điều trị hóa trị hoặc xạ trị ung thư.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có acid uric tăng cao

Khi nồng độ acid uric máu tăng cao, chúng thường biểu hiện thành cơn gout cấp. Dần dần gây tổn thương mãn tính:

  • Sưng đau tại các khớp, khớp hay gặp nhất là khớp ngón chân cái
  • Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt
  • Các triệu chứng về da như: xuất hiện các hạt tophi do lắng đọng muối urat vào các mô liên kết

>> Xem thêm: Hạt tophi – Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Khi gặp những dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và làm các xét nghiệm kiểm tra. Từ đó có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời.

Ý nghĩa chỉ số acid uric. Acid uric bao nhiêu là cao?

Chỉ số Acid Uric rất quan trọng trọng chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh
Chỉ số Acid Uric rất quan trọng trọng chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh

Chỉ số axit uric rất quan trọng bởi nhìn vào kết quả, bác sỹ có thể nghi ngờ được các tình trạng mà người bệnh đang gặp phải.  Tuy nhiên, để kết luận bệnh nhân có bị bệnh gout hay không còn dựa vào nhiều xét nghiệm khác. Bởi chỉ số axit uric tăng cao không hẳn là mắc bệnh gout mà có thể do các bệnh lý về thận hay rối loạn chuyển hóa gây ra.

>> Xem thêm: Acid uric cao bao nhiêu thì bị gout?

Đặc biệt, chỉ số acid uric được dùng để theo dõi và điều trị bệnh gout, điều trị hóa chất chống ung thư và khả năng làm việc của thận còn hiệu quả hay không. Chỉ số này được tính bằng đơn vị mg/dl hoặc µmol/L.

Chỉ số acid uric bình thường

Nồng độ axit uric trong máu

  • Nam: 3,6 – 8,5 mg/dl hay 214 – 506 µmol/L
  • Nữ. 2,3 – 6,6 mg/dl hay 137 – 393 µmol/L

Nồng độ axit uric trong nước tiểu

  • 250 -1 000 mg/24h hay 1,5 – 5,9 mmol/24h.

Nồng độ axit uric trong dịch khớp

  • 2 – 6 mg/dL hay 0,1 – 0,3 mmol/L.

Chỉ số acid uric bao nhiêu là cao?

Thông thường, ngưỡng acid uric trong khoảng an toàn đối với nam giới và nữ giới khác nhau:

  • Nam giới: dưới 420 µmol/l (7mg/dl)
  • Nữ giới: dưới 360 µmol/l (6mg/dl).

Nếu vượt qua ngưỡng này được xem là chỉ số acid uric cao.

Như vậy Chỉ số acid uric 520 µmol/l và  chỉ số acid uric 480 µmol/l đối với cả nam  giới và nữ giới đều được xem là chỉ số axit uric máu tăng.

Điều trị tăng acid uric máu

Việc điều trị phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây tăng axit uric máu và chỉ số axit uric.

  • Nếu người bệnh bị tăng axit uric máu mà không có dấu hiệu bệnh lý cụ thể và chỉ số dưới 10mg/dl thì không cần điều trị. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
  • Nếu người bệnh có chỉ số axit tăng trên 12 mg/dl, có nguy cơ gặp bệnh tim mạch thì cần điều trị bằng các thuốc giúp giảm nồng độ axit uric.
  • Với trường hợp bệnh nhân ung thư hoặc do hóa trị liệu ung thư gây sự giải phóng quá nhiều acid uric từ tế bào thì bác sỹ có thể chỉ định bệnh nhân dùng liệu pháp dự phòng tăng axit uric máu. Tránh tình trạng axit uric quá nhiều, lắng đọng tinh thể urat ở ống thận và gây tình trạng suy thận cấp tính.
  • Với trường hợp người bệnh thường xuyên bị tăng axit uric, không cải thiện khi thay đổi chế độ ăn hoặc có tiền sự bệnh gout thì cần phải sử dụng thuốc giảm theo chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, chỉ số acid uric giúp phản ánh tình trạng cơ thể của mỗi người, đặc biệt là giúp theo dõi và điều trị bệnh gout. Vì thế, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

Viết một bình luận