Cảnh báo triệu chứng gout ở nữ giới

Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ bệnh gout là bệnh của cánh mày râu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây bệnh gout có xu hướng gia tăng ở cả nữ giới. Vậy, tại sao phụ nữ lại mắc bệnh này? Làm sao để phát hiện triệu chứng gout ở nữ giới là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Phụ nữ ngày càng có xu hướng mắc bệnh gout nhiều hơn
Phụ nữ ngày càng có xu hướng mắc bệnh gout nhiều hơn

Nguyên nhân gây triệu chứng gout nữ giới

Gout là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa acid uric, khiến nồng độ acid uric tăng cao trong máu. Gây lắng đọng các tinh thể urat ở khớp và mô mềm, từ đó gây viêm sưng khớp và hình thành bệnh gout.

Ở phụ nữ, Estrogen được xem là yếu tố bảo vệ, giúp thúc đẩy cơ thể thải trừ acid uric dư thừa ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Qua đó, ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh gout. Tuy nhiên, lượng nội tiết Estrogen này sẽ trở nên suy giảm khi phụ nữ bước sang độ tuổi mãn kinh. Đây cũng là lúc nồng độ acid uric máu tăng lên dẫn tới nguy cơ xuất hiện các triệu chứng gout ở nữ giới.

>> Xem thêm: Tăng axit uric máu – Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gout

Phụ nữ độ tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn
Phụ nữ độ tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn

Theo  Brian F. Mandell – Bác sĩ chuyên khoa xương khớp tại Phòng khám Cleveland ở Ohio cho viết: Các triệu chứng gout ở nữ giới bắt đầu xuất hiện khi mãn kinh. Đây chính là lý do bệnh gout ít xuất hiện ở phụ nữ trước độ tuổi mãn kinh.  Với những phụ nữ xuất hiện gout trước 60 tuổi thường có xuất hiện các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh gout hình thành như dùng thuốc lợi tiểu hay có các vấn đề về thận.

Ở những phụ nữ mắc các bệnh lý như Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, béo phì,… có khả năng mắc gout cao hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Giảm cân giúp giảm bùng phát bệnh gout và có thể giúp ích trong việc kiểm soát bệnh gout.

Cảnh bảo triệu chứng gout ở nữ giới

Các triệu chứng gout ở nữ giới có xu hướng xuất hiện ở đầu gối, ngón chân, cổ tay và các đầu ngón tay. Cơn đau gout xuất hiện ở bàn tay có thể bị chẩn đoán nhầm là viêm xương khớp.

Cơn đau gout

Các cơn đau ở khớp xuất hiện đột ngột và dữ dội là triệu chứng gout ở nữ điển hình. Cơn đau có thể khiến bạn thức giấc vào lúc nửa đêm. Đây là triệu chứng xuất hiện phổ biến nhất. Những ở phụ nữ, bệnh gout có khả năng xuất hiện ở nhiều khớp chậm hơn theo thời gian so với nam giới.

Lý do các cơn gout thường tấn công vào ban đêm là do nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ khi ngủ. Sự giảm nhiệt độ này sẽ xúc tác hình thành các tinh thể axit uric trong khớp. Ngoài ra, khi cơ thể đang ngủ và các khớp được nghỉ ngơi, một phần nước trong chất lỏng hoạt dịch của khớp sẽ được tái hấp thu vào cơ thể. Tuy nhiên, axit uric vẫn còn trong khớp. Nồng độ cao của axit uric trong khớp có thể thúc đẩy sự hình thành các tinh thể axit uric

Cảnh giác với các triệu chứng bệnh gout ở nữ giới
Cảnh giác với các triệu chứng bệnh gout ở nữ giới

Các triệu chứng khác

  • Đau khớp kéo dài 5 – 10 ngày, sau đó các khớp có thể trở lại bình thường và tái phát lại
  • Vùng da quanh khớp có thể bị bong tróc, ngứa, sưng tím
  • Khớp cứng, khó vận động
  • Bệnh nặng lên khi sử dụng các thức ăn nhiều purin như thịt bò, thịt chó, hải sản, rượu bia,…

Khi nhận thấy các triệu chứng này, bạn nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.

Điều trị bệnh gout ở nữ giới

Để điều trị bệnh gout, bạn cần kết hợp giữa việc dùng thuốc cùng chế độ ăn uống hợp lý.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh gout

Có nhiều thuốc điều trị bệnh gout được Bộ Y Tế chấp thuận, trong đó chia thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm thuốc giảm tổng hợp acid uric như Allopurinol, Febuxostat , Topiroxostat,…
  • Nhóm thuốc tăng thải trừ acid uric như Probenecid, Benzbromarone , Lesinurad , …
  • Nhóm thuốc tiêu hủy acid uric gồm có PegloticaseRasburicase

Chế độ ăn uống hợp lý

Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cần phải kết hợp cả chế độ ăn kiêng hợp lý giúp cải thiện các triệu chứng gout ở nữ giới. Đặc biệt:

  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhân purin như thịt đỏ ( thịt bò, thịt chó, thịt dê, thịt cừu,…). hải sản, nước ngọt có gas,…
  • Không uống các loại nước có khả năng gây tăng acid uric máu và gây cơn gout cấp như rượu, bia, cà phê,…
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả giàu vitamin C
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Như vậy, bệnh gout cũng có thể gặp ở nữ giới và ngày càng có sự gia tăng. Việc khắc phục các triệu chứng gout ở nữ giới cũng chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi chị em đã bước sang độ tuổi mãn kinh. Vì vậy, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, giảm tối đa những ảnh hưởng mà bệnh gây ra.

Viết một bình luận