Bệnh gout là một bệnh lý viêm khớp mãn tính và chịu nhiều ảnh hưởng từ thực đơn ăn uống hàng ngày. Sử dụng đúng nhóm thực phẩm tốt sẽ giúp ích trong việc kiểm soát bệnh hiệu quả. Nhưng ngược lại, nếu không xây dựng Thực đơn cho người bệnh gout một cách khoa học, hợp lý sẽ khiến cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout
Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị bệnh gout vẫn là kiểm soát chỉ số axit uric trong máu của người bệnh. Axit uric có thể tạo ra từ nguồn nội sinh khi phân hủy tế bào và từ nguồn ngoại sinh khi cơ thể chúng ta cung cấp nhiều thực phẩm giàu purin. Purin thông qua chuyển hóa sẽ tạo thành axit uric. Như vậy, chúng ta cần hạn chế đưa các thực phẩm giàu purin vào thực đơn cho người bệnh gout để ngăn chặn nguy cơ cơn gout tái phát.
>> Xem thêm: Acid uric tăng – Nguyên nhân gây bệnh gout
Một số nhóm thực phẩm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout:
Nhóm thực phẩm giàu đạm
Thực phẩm giàu đạm có hàm lượng purin cao như các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt chó,…), hải sản, nội tạng động vật, đậu, nấm, măng tây, giá đỗ,…

Người bệnh gout nên ăn loại cá gì?
Trong thành phần của cá có nhiều đạm. Tuy nhiên, người bệnh không phải kiêng tất cả các loại cá mà chỉ cần kiêng một số loại cá có hàm lượng purin cao như cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm,…Và có thể bổ sung các loại cá có hàm lượng purin thấp như cá chép, cá rô, cá trắm, cá diêu hồng, cá quả,… vào thực đơn cho người bệnh gout.
Người bệnh gout ăn được thịt gì?
Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt dê, thịt cừu,… Thay vào đó, nên ăn các loại thịt trắng như thịt lợn, thịt gia cầm, …
Người bệnh gout có ăn được trứng không?
Trứng là thực phẩm giàu đạm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt trong trứng còn chứa omega 3 – hỗ trợ tốt trong việc phòng chống các bệnh viêm khớp như gout. Trứng tuy giàu đạm nhưng lại chứa hàm lượng purin thấp nên người bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được. Các chuyên gia còn khuyên nên bổ sung vào thực đơn cho người bệnh gout 400ml sữa và 1 quả trứng mỗi ngày, cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể.
Nhóm thực phẩm giàu chất béo
Cần lưu ý không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi thực đơn của người bệnh gout. Bởi chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Nên dùng lượng mỡ vừa phải, có thể dùng dầu thực vật. Tổng lượng chất béo nên dao động khoảng 15 – 20 % giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
Các loại dầu nên tránh là dầu hướng dương và dầu đậu nành. Nên dùng dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng để thay thế các loại dầu trên.

Nhóm đồ uống
Người bệnh nên tránh uống các đồ uống có cồn như bia, rượu, các loại nước ngọt có gas,…Thay vào đó nên bổ sung nước lọc thường xuyên để giúp thận tăng đào thải các chất cặn bã và axit uric ra khỏi cơ thể.
>> Xem thêm: TOP 7 loại thực phẩm mà người bệnh gout cần tránh xa
Thực đơn hàng ngày cho người bệnh gout
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, người bệnh gout cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn đọc có thể tham khảo một số thực đơn cho người bệnh gout như sau:
Buổi |
Thứ 2 và Thứ 4 |
Thứ 3, Thứ 5, Thứ 7 |
Thứ 6 và chủ nhật |
Sáng |
1 cái bánh mì trứng, 1 cốc sữa |
Xôi lạc, 1 cốc sữa |
1 bánh mì kẹp chả, 1 cốc sữa |
Trưa |
Cơm Sườn lợn rim Su su xào Canh cải xanh |
Cơm Cá trắm sốt cà chua Thịt băm rang Cải bắp luộc |
Cơm Nem rán Su hào xào Canh rau muống |
Tối |
Cơm Tôm Trứng đúc thịt Canh mồng tơi thịt xay |
Cơm Thịt lợn luộc Mướp đắng xào trứng Canh rau ngót |
Cơm Cá rô phi rán Canh rau đay |
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp người bệnh có thể xây dựng được thực đơn cho người bệnh gout. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học chỉ là một phần trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt hợp lý. Chúc bạn sức khỏe!