Các cách bổ sung kẽm hiệu quả cho bé mẹ cần quan tâm

Như các bạn đã biết, kẽm có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, những hiểu biết về cách thức bổ sung và các giai đoạn bổ sung kẽm cho bé ở nhiều bố mẹ đang còn hạn chế. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp giải đáp các thắc mắc trên. Các bạn đừng bỏ qua nhé!

Vai trò của kẽm trong sự phát triển của bé

Kẽm có vai trò quan trọng trong việc hình thành enzyme, giúp chuyển hóa và tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng và tạo cảm giác ngon miệng khi trẻ ăn. Cụ thể, kẽm sẽ kích thích hoạt động của khoảng hơn 100 loại enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Chúng giúp duy trì hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước các loại bệnh tật, làm lành vết thương nhanh chóng, bảo vệ khứu giác và vị giác và là yếu tố cần thiết cho việc tổng hợp AND.

Tuy nhiên ,hiện nay theo thống kê có rất nhiều trẻ không được bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết, dẫn tới còi xương, biếng ăn và chậm phát triển. Đặc biệt thiếu kẽm còn ảnh hưởng tới sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng trong những tháng đầu đời của bé.

Kẽm có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ
Kẽm có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ

Không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà thiếu kẽm còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần của trẻ Điển hình là trẻ hay nổi cáu, khó tính do thiếu kẽ thì lượng canxi mà não nhận được sẽ bị giảm sút so với nhu cầu, làm hệ thần kinh không ổn định và dễ có những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy cần phải bổ sung kẽm cho bé.

Nhu cầu kẽm ở trẻ em

Nhu cầu kẽm ở trẻ em thường khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.Ở giai đoạn sơ sinh đến 14 tuổi nhu cầu kẽm đều khác nhau và tăng dần theo độ tuổi.

Thiếu kẽm sẽ khiến trẻ biếng ăn
Thiếu kẽm sẽ khiến trẻ biếng ăn

Theo các chuyên gia, tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm ở Việt Nam còn cao. Do trong bữa ăn hàng ngày các thực phẩm có nguồn kẽm ít, chất lượng bữa ăn kém, ít các thức ăn có nguồn gốc động vật. Nếu khẩu phần ăn không phong phú thì những trẻ biếng ăn, lười ăn thường thiếu kẽm trầm trọng. Ngoài ra những trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng phải dùng kháng sinh nhiều cũng làm cho hàm lượng kẽm trong cơ thể suy giảm

Bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách nào?

Hiện nay, với mỗi tình trạng thiếu kẽm khác nhau sẽ có những chế độ bổ sung kẽm cho bé khác nhau. Các thực phẩm giàu kẽm như là trai, sò, thịt nạc, ngũ cốc, các loại đậu giàu kẽm, các loại rau củ quả và trái cây có kẽm nhưng không nhiều.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong tháng 6 tháng đầu: mẹ nên cho bú để bổ sung lượng kẽm cần thiết

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Đối với trẻ suy dinh dưỡng: Cần cho trẻ ăn nhiều lươn, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, các loại cá, các loại hạt, khoai…

Đối với trẻ biếng ăn: thông thường thiếu kẽm sẽ dễ dẫn tới chán ăn mất cảm giác ngon miệng ở trẻ thì nên bổ sung trung từ các thực phẩm bé yêu thích như sôcôla, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản…

Đối với trẻ sơ sinh: sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên theo thời gian lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần. Vì thế, mẹ cần bổ sung kẽm trong các bữa ăn dặm

Các loại thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ bao gồm các thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng chứa kẽm nhưng thường ít hơn và giá trị sinh học thấp hơn. Tthức ăn động vật như hàu, sò, thịt bò, gà, thịt lợn, tôm cua cá, các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như lúa mì, ca cao, socola, nấm, hạnh nhân ăn đều có thể bổ sung kẽm cho bé

Thực phẩm bổ sung kẽm cho bé
Thực phẩm bổ sung kẽm cho bé

Uống kẽm khi nào là tốt?

Mẹ nên cho bé uống kẽm sau 30 phút sau bữa ăn và bổ sung sau 2 đến 3 tháng. Nhưng nhưng đồng thời trong quá trình uống kẽm, có thể bổ sung thêm các loại vitamin A, C vì những loại vitamin này sẽ làm tăng sự hấp thụ kẽm.

Những thông tin thú vị và cần thiết về việc bổ sung kẽm cho bé đã làm hài lòng sự quan tâm của bạn đọc rồi đúng không nào. Hi vọng rằng các mẹ đã có thêm những kinh nghiệm và kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho con mình rồi đúng không nào.

Viết một bình luận